ảnh đầu trang
Hãy để con bạn đạp xe mà không cần bánh xe phụ

Hãy để con bạn đạp xe mà không cần bánh xe phụ

(1 bình chọn)

Hãy tưởng tượng bạn thức dậy với một chiếc xe đạp hoàn toàn mới, lấp lánh dưới lớp giấy gói. Đó chính là ước mơ của mọi đứa trẻ – được học cách đạp xe mà không cần bánh xe phụ. Hãy để ước mơ của con trẻ thành sự thật nào! Theo chân Nishiki để biết các cách giúp con bạn biết đạp xe mà không cần bánh xe phụ nhé!

Hướng dẫn đạp xe cho trẻ em mà không phụ thuộc vào bánh xe phụ

Theo Cycling Australia, hơn 1,9 triệu trẻ em đạp xe mỗi tuần. Đây là một cách tuyệt vời để tập thể dục và vui chơi ngoài trời. Và niềm vui sẽ được nhân lên gấp đôi khi bé có thể đạp xe mà không cần bánh hỗ trợ. Nhưng làm thế nào để giúp con bạn chuyển từ việc phụ thuộc xe có bánh xe phụ sang đạp xe một cách bình thường ?

Đáp án chính là tăng cường sự tự tin và an toàn khi đạp xe cho con bạn với 2 tuần tham gia lớp học đạp xe “online” đầy thú vị của chúng tôi. Khóa học hướng dẫn đạp xe dành cho trẻ em của chúng tôi bao gồm:

  • Độ tuổi nào phù hợp để học đạp xe không cần bánh xe phụ
  • Các phương pháp học đạp xe khác nhau
  • Kế hoạch học đạp xe 2 tuần
  • Cách đạp xe an toàn
Cậu bé đạp xe thăng bằng
Hướng dẫn đạp xe cho trẻ em mà không phụ thuộc vào bánh xe phụ

Độ tuổi nào phù hợp để đạp xe mà không cần bánh xe phụ?

Bánh xe phụ là gì? Bánh xe phụ là bánh xe được gắn ở phía sau xe đạp, có kích thước nhỏ, cán dài, được gắn vào trục sau của bánh xe chính. Bánh phụ thường đi kèm là một đôi. Thông thường đối với những bé từ 2 đến 4 tuổi thì bánh xe phụ là một phụ kiện quan trọng để giúp các bé làm quen và có thể đi được xe đạp.

Rất nhiều trẻ em đã có thể học cách đạp xe mà không cần bánh xe phụ vào khoảng năm 6 tuổi. Yếu tố quan trọng nhất là đứa trẻ có muốn học đạp xe hay không? Con bạn có đang đạp xe với sự hỗ trợ của bánh xe phụ không?

Đạp xe không giống như lúc bò hay đi bộ, vì vậy nó không phải là một bước phát triển tự nhiên trong quá trình trưởng thành của trẻ. Trẻ mầm non từ 3 đến 5 tuổi phát triển có đủ khả năng giữ thăng bằng và phối hợp để thử đạp xe. Vì vậy, nếu chúng muốn học, nghĩa là chúng đã sẵn sàng.

Hãy đợi đến khi con bạn thể hiện sự thích thú. Sau đó, cố gắng đừng cung cấp quá nhiều thông tin cho chúng. Hãy để chúng chủ động trong quá trình học. Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển và quá trình học đạp xe khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần tạo cho con những trải nghiệm mới và môi trường học tập thoải mái. Nếu con bạn muốn học đạp xe không cần bánh xe phụ nhưng gặp khó khăn, hãy thử một phương pháp khác.

hai bé trai đạp xe đạp
Độ tuổi nào phù hợp để đạp xe mà không cần bánh xe phụ?

Các phương pháp học đạp xe mà không cần bánh xe phụ

Phương pháp tháo bàn đạp

Với phương pháp này bạn sẽ sử dụng xe đạp thăng bằng (xe đạp không có bàn đạp) hoặc là sử dụng xe đạp bình thường nhưng thay vào đó bạn bỏ bàn đạp của xe ra. Sau đó bạn hạ thấp yên xe xuống. Bằng cách này bé có thể đẩy xe đạp đi xung quanh bằng chân của mình trên mặt đất.

Bạn hãy giữ phương pháp này và cho bé luyện tập thật nhiều, ban đầu sẽ là tập đi trên đường có mặt phẳng trước sau đó sẽ thử qua trên các đoạn đường có dốc nhẹ. Khi bạn nhận thấy con bạn có thể nhấc được chân ra khỏi mặt đất để lướt theo các cung đường thì có nghĩa là bé đã sẵn sàng để lắp bàn đạp.

Có thể bạn cũng quan tâm:  Con mấy tuổi thì nên cho tập đi xe đạp?

Phương pháp đẩy

Bạn có thể thử phương pháp học này trên một mặt phẳng trống không có vật cản. Bãi cỏ có thể là một sự lựa chọn không tồi, nhưng khi đạp xe trên đó thì cỏ sẽ làm cản trở việc bánh xe đi lại, do đó mà nó sẽ khiến các bé mới tập đi cảm thấy khó khăn hơn.

Sau khi đã lựa chọn được địa điểm phù hợp để tập đi xe, bước tiếp theo là bạn đứng sau xe, hai chân kẹp hai bên bánh sau và thay vì giữ xe, bạn hãy đỡ nách cho bé. Khi con bắt đầu đạp, bạn hãy đứng phía sau và dần dần buông tay. Và chắc chắn phải luôn sẵn sàng đưa tay về phía trước để hỗ trợ con nếu cần thiết.

Phương pháp 4 kỹ năng

Phương pháp 4 kỹ năng này chia việc dạy đạp xe thành 4 phần chính:

  • Phanh xe
  • Giữ thăng bằng xe
  • Điều khiển xe
  • Đạp xe

Một số hướng dẫn dạy đạp xe có thể xếp việc học phanh ở cuối. Tuy nhiên, vì an toàn, chúng tôi khuyên bạn nên chỉ cho con mình học phanh xe đầu tiên, đặc biệt là với loại xe đạp có phanh tay. Khi đứng bên cạnh xe, hướng dẫn con bạn bóp và nhả phanh tay, giải thích cách phanh giúp làm giảm tốc độ của xe. Bạn có thể nói: “Nhìn này, khi bóp phanh, bánh xe sẽ chậm lại dần, giúp con dừng xe an toàn. Hãy thử bóp và nhả nhẹ phanh vài lần nhé!”

Để tập giữ thăng bằng, hãy chọn một sườn dốc nhẹ phủ cỏ. Hạ yên xe thấp xuống để chân bé có thể chạm đất. Khuyến khích bé di chuyển lên xuống dốc bằng chân, như đi bộ vậy. Lớp cỏ sẽ giúp giảm tốc độ tự nhiên, tránh cho xe trôi quá xa. Điều này giúp bé làm quen với cảm giác cân bằng trên hai bánh xe trước khi tập các kỹ năng khác.

Khi bạn thấy con đã tự tin hơn trong việc giữ thăng bằng, hãy chuyển sang giai đoạn tập điều khiển. Khuyến khích con nhấc chân khỏi mặt đất khi đi xuống dốc. Điều này sẽ giúp con tập trung vào cảm giác của bánh xe khi di chuyển và học cách điều hướng bằng tay lái.

Bây giờ khi con bạn đã điều khiển xe thành thạo, thì cũng đã đến lúc tập đạp xe rồi! Bạn có thể cho con thử bằng cách đi xuống và tập đạp xe đi lên trên một con dốc nhỏ. Bạn hãy đứng sau xe và giữ hờ phía sau yên. Trong lần đầu tiên, con chỉ cần đặt chân lên bàn đạp, cảm nhận chúng và cách chúng đẩy lại lực về phía bàn chân. Khi con đã thoải mái, hãy khuyến khích con bắt đầu đạp nhẹ. Bắt đầu đạp từ từ, sau đó dần tăng tốc độ khi con có tự tin hơn.

Và khi con đã cảm thấy mình điều khiển được thành thạo và không còn quá sợ hãi thì bạn hãy từ từ buông tay và để con tự đạp xe mà không cần bánh xe phụ. Hãy bắt đầu bằng cách đứng xa dần, cho con cảm giác độc lập và khuyến khích tinh thần tự tin.

bố giúp cậu bé đạp xe mà không cần đỡ
Các phương pháp học đạp xe mà không cần bánh xe phụ

Kế hoạch hai tuần học đạp xe không phụ thuộc vào bánh xe phụ cho bé

Học đi xe đạp không hề đơn giản! Cân bằng, phối hợp, điều khiển cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, và cả nhận thức về rủi ro nguy hiểm đều là những kỹ năng cần thiết. Nhưng với trẻ nhỏ, tất cả những gì chúng muốn là nhảy lên xe và phi như một người lớn.

Một số đứa trẻ leo lên xe đạp và lướt đi trong nháy mắt, nhưng cũng có những bé cảm thấy lo lắng, chần chừ và sợ hãi. Kế hoạch học tập trong hai tuần của chúng tôi sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cho con bạn và dạy chúng cách đạp xe một cách tự tin và an toàn. Phương pháp này tập trung vào việc xây dựng sự tự tin và cho phép con bạn học theo tiến độ của riêng mình.

Tuần đầu tiên

Từ ngày 1 tới ngày thứ 3:

Với những ngày đầu bạn hãy tận hưởng những phút giây vui chơi ngoài trời cùng con. Khuyến khích bé phát triển thói quen sống lành mạnh gần gũi với thiên nhiên. Cùng với đó bạn mang chiếc xe đạp ra ngoài và đi cùng với những món đồ chơi khác như bóng hoặc diều. Nhớ đừng quên đeo mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm tấm bảo vệ đầu gối và vai cho bé.

Tấm bảo vệ đầu gối là gì? Tấm bảo vệ đầu gối là bộ bảo vệ thường được các tay đua xe hoặc người mới tập xe sử dụng nhằm bảo vệ các vị trí thiết yếu như vai, khuỷu tay, đầu gối,… Nếu như người dùng từng phẫu thuật chấn thương hoặc có những bộ phận trên cơ thể dễ dàng bị tổn thương thì sử dụng tấm bảo vệ là điều cần thiết. Đặc biệt là trẻ em mới làm quen với xe đạp hay các bộ môn chơi mạo hiểm trượt băng, trượt ván,…

Bên cạnh đó, bạn hãy để cho con mình tự do lựa chọn những gì bé thích. Nếu bé lựa chọn chiếc xe đạp, hãy hướng dẫn bé cách làm quen với xe nhé.

  • Đầu tiên, hãy điều chỉnh ghế sao cho cả hai chân của con đều được chạm đất.
  • Sau đấy, giúp con đeo mũ bảo hiểm và các đồ bảo hộ khác.
  • Giải thích cho con biết về tầm quan trọng của việc giữ an toàn khi đạp xe đạp.
  • Cuối cùng là hướng dẫn con thực hành sử dụng phanh tay.
Có thể bạn cũng quan tâm:  Hướng dẫn bước đầu cho bé tập đi xe đạp trẻ em: Kỹ năng và quy tắc cần biết

Để bé cảm thấy quan tâm đến việc đạp xe hơn bạn có thể thu hút sự tò mò qua việc đưa bé đi xung quanh khu phố vài vòng bằng xe đạp. Đây là một cách rất tốt giúp con bạn cảm thấy thoải mái, gần gũi và tự tin hơn khi ngồi trên chiếc xe đạp.

Hãy chọn những nơi yên tĩnh và an toàn để đi xe. Một công viên nhỏ hoặc khu vực chung cư là một nơi rất tuyệt vời để bắt đầu. Bạn nên tránh những con đường đông đúc hoặc nơi có nhiều phương tiện giao thông. Tại nơi đó bạn rất có thể sẽ bị xô đẩy và đôi khi không giữ được thăng bằng khiến cho con bạn cảm thấy sợ hãi.

Trong khi lái xe, bạn hãy đặt một tay lên tay lái xe đạp và một tay đặt lên phía sau yên xe. Điều này sẽ giúp bạn giữ thăng bằng cho con bạn và đảm bảo bé không bị ngã. Nếu đứa bé muốn đạp xe và lái thử, bạn hãy để bé làm những bé muốn. Hãy cho con bạn đặt cả hai chân lên bàn đạp. Bạn bước ra phía sau và hỗ trợ bằng cách xách nách hoặc vai nếu cần.

Quá trình học tập lái xe không hề dễ dàng do vậy bạn nên khuyến khích con bạn trong suốt quãng thời gian đó. Hãy nói với bé rằng bé đang làm rất tốt và hãy khen ngợi bé ngay khi bé đạt được những thành tựu dù chỉ nhỏ nhất.

Hãy dành những lời khen ngợi và động viên cho con. Hãy để tiếng vỗ tay và những lời khen ngợi là động lực cho bé đạp xe thật hăng say!

Ngày thứ 4 đến ngày thứ 7

Nếu con bạn chưa từng thử đạp xe trước đó mà không cần bánh xe phụ thì chúng tôi gợi ý với bạn hãy thử phương pháp “Tháo bàn đạp” cho bé. Đây là cách giúp biến chiếc xe đạp thành xe thăng bằng, giúp con tập giữ thăng bằng trước.

Hãy hạ thấp yên xe để con bạn có thể dễ dàng chống chân xuống đất. Con có thể tự dùng chân để đẩy xe đi, và cũng dùng chân để giảm tốc hay dừng lại.

Với phương pháp này, con sẽ tập được kỹ năng quan trọng nhất của việc đạp xe: giữ thăng bằng. Khi con đã quen thuộc và thoải mái hơn, bạn có thể lắp lại bàn đạp và hướng dẫn con cách sử dụng chúng. Hãy dành những lời động viên, cổ vũ cho bé nhé!

Tuần thứ hai

Ngày thứ 8 đến ngày 12

Vào 4 ngày tiếp tới bạn hãy áp dụng “Phương pháp 4 kỹ năng” cho các hoạt động học tập của bé. Hãy giúp con ôn lại các quy tắc an toàn và phanh xe, sau đó đến các kỹ năng như giữ thăng bằng, lái và đạp. Thay vì dạy tất cả cùng một lúc, bạn hãy chia nhỏ từng kỹ năng ra và dạy trong 4 ngày riêng biệt. Nếu cần thiết, hãy dành nhiều thời gian hơn cho mỗi kỹ năng.

Ngày 13 đến ngày 14

Nếu bạn đã đến bước này, nghĩa là con bạn đã học được cách đi xe đạp mà không cần bánh xe phụ. Giờ đây, bạn có thể hỗ trợ việc đạp xe của con từ phía sau và dần dần buông tay ra. Tuy nhiên, vẫn còn một bài học đi xe đạp nữa mà bạn có thể dạy con, đó là cách ngã.

Có thể bạn cũng quan tâm:  Khi nào trẻ nên học cách đi xe đạp?

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng biết cách ngã an toàn là một kỹ năng quan trọng đối với người đi xe đạp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù chúng ta không thể ngăn cản mọi trường hợp con bị té ngã, nhưng có một số biện pháp an toàn có thể giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế chấn thương. Bằng cách dạy con cách ngã đúng, bạn có thể giúp chúng giảm thiểu nguy cơ chấn thương và nhanh chóng quay trở lại yên xe.

Hãy hướng dẫn con cách thư giãn cơ thểsử dụng vai, lưng để giảm lực va chạm khi ngã sang một bên. Giống như cách các võ sĩ lăn người để giảm tác động của cú ngã, con bạn cũng có thể học cách cuộn tròn cơ thể, dùng vai và lưng làm điểm tiếp xúc chính với mặt đường. Điều này sẽ giúp con bảo vệ những vùng dễ tổn thương như đầu và cổ.

Chiều cao phù hợp của xe đạp cũng đóng vai trò quan trọng. Một chiếc xe được điều chỉnh đúng kích cỡ giúp con bạn giữ thăng bằng tốt hơn và dễ dàng chống chân xuống đất khi cần thiết. Bên cạnh đó, dạy con cách sử dụng chân để phanh xe cũng giúp chúng phản ứng nhanh chóng và tránh được những va chạm không mong muốn.

Tất nhiên, việc đảm bảo an toàn không chỉ dừng lại ở kỹ năng ngã. Luôn nhắc nhở con bạn đội mũ bảo hiểmtrang phục bảo hộ mỗi khi đạp xe. Chọn những cung đường an toàn, tránh xa những nơi đông đúc hoặc nhiều phương tiện giao thông. Và quan trọng nhất, hãy là tấm gương cho con! Hãy cho con thấy bạn cũng cẩn thận khi tham gia giao thông, luôn tuân thủ luật lệ và chú ý đến những tình huống bất ngờ trên đường.

Hãy để con bạn đạp xe mà không cần bánh xe phụ
Kế hoạch hai tuần học đạp xe không phụ thuộc vào bánh xe phụ cho bé

Làm cách nào để đạp xe không có bánh xe phụ một cách an toàn

Chuẩn bị xe đạp

  • Chọn chiếc xe đạp có chiều cao phù hợp với con bạn
  • Điều chỉnh yên xe sao cho con ngồi vừa vặn và chân vẫn chạm đất khi duỗi thẳng.

Trang bị bảo hộ

  • Luôn bảo và nhắc nhở con đội mũ bảo hiểm vừa vặn và đúng kích cỡ.
  • Sử dụng miếng bảo vệ khuỷu tay và đầu gối để giảm thiểu chấn thương khi ngã.
  • Mặc quần áo dài tay và dài chân để bảo vệ da.
  • Chọn giày thể thao vừa vặn và có đế chắc chắn.

An toàn khi đi xe

  • Nếu đi gần tối hoặc ban đêm, trang bị đèn phản xạ và đèn xe.
  • Dạy con sử dụng tín hiệu tay để báo dừng và rẽ.
  • Hướng dẫn con cách dùng chuông để cảnh báo người đi đường.
  • Sử dụng cờ an toàn màu đỏ khi đi xe trên đường.
  • Dạy con các quy tắc giao thông dành cho xe đạp: đi đúng làn đường, tuân theo đèn giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, chú ý quan sát xung quanh.

Kiểm tra xe thường xuyên

  • Trước mỗi lần đi, kiểm tra phanh xe, lốp xe, và các bộ phận khác để đảm bảo an toàn.

Học tập và khuyến khích

  • Dạy con các kỹ năng cơ bản như giữ thăng bằng, phanh xe, và rẽ.
  • Khen ngợi và động viên con để tăng thêm sự tự tin.
  • Bắt đầu với những quãng đường ngắn và dần dần tăng lên.

Với những lời động viên tích cực và quá trình học tập dần dần, sự tự tin và kiến thức về đạp xe của con bạn sẽ lớn dần. Chẳng bao lâu nữa, con sẽ có thể đạp xe mà không cần bánh xe phụ. Và sắp tới, con sẽ có đủ sự dũng cảm và kinh nghiệm để tham gia các hoạt động cùng gia đình, chẳng hạn như hành trình đạp xe 20km chẳng hạn!

em bé lái xe không cần bánh xe phụ
Làm cách nào để đạp xe không có bánh xe phụ một cách an toàn

Theo dõi Nishiki để cập nhập thông tin mới nhất về xe đạp trên thị trường

Vừa rồi là những kiến thức vô cùng bổ ích mà Nishiki muốn gửi tới những phụ huynh đang có con trẻ ở độ tuổi bắt đầu tập đi xe đạp. Hãy theo dõi Nishiki để biết thêm những tips hay những bài học hay liên quan đến xe đạp trong cuộc sống thường ngày của bạn nhé!